Năng lực hành vi chủ thể là cá nhân và pháp nhân có điếm khác và giống nhau gì?
Theo quy định tại Bộ Luật dân sự 2015 thì:
Cả năng lực chủ thể của pháp nhân và năng lực chủ thể của cá nhân đều có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách là một chủ thể và tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ pháp luật đã tham gia.
Cả hai đều có năng lực chủ thể được tạo thành bởi hai yếu tố là năng lực pháp luật dân sự tức là khả năng do pháp luật quy định và năng lực hành vi dân sự tức là khả năng tự có của chính chủ thể đó. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là hai yếu tố cần và đủ tạo nên năng lực chủ thể của cá nhân và pháp nhân, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, hợp nhất.
Cả năng lực hành vi dân sự của pháp nhân và năng lực hành vi dân sự của cá nhân đều là ”phương tiện” để hiện thực hóa năng lực pháp luật. Điều này được lý giải bởi các quyền của cá nhân, pháp nhân được pháp luật ghi nhận chỉ trở thành hiện thực thành các quyền dân sự cụ thể nếu đã được chính chủ thể đó bằng khả năng hành vi của mình thực hiện.
Điểm khác nhau:
|
Cá nhân |
Pháp nhân |
Phụ thuộc |
Phụ thuộc vào mức độ nhận thức, trưởng thành của cá nhân |
Phụ thuộc vào năng lực pháp luật của từng pháp nhân |
Năng lực hành vi có khi: |
Chỉ có khi đạt độ tuổi nhất định |
Có từ khi thành lập (có đồng thời với năng lực pháp luật) |
Mất năng lực hành vi |
Có thể không còn khi cá nhân còn sống |
Chỉ không còn khi pháp nhân chấm dứt tồn tại |
Trên đây là nội dung về so sánh năng lực hành vi chủ thể là cá nhân và pháp nhân. Để tìm hiểu thêm thông tin bạn có thể tham khảo tại Bộ Luật dân sự 2015.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật