Thừa phát lại phải làm gì khi cần áp dụng biện pháp cưỡng chế?
Căn cứ Khoản 3 Điều 57 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định Thừa phát lại chấm dứt thi hành án và phải thông báo cho Chi cục Thi hành án dân sự hoặc Cục Thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án về việc chấm dứt thi hành án trong các trường hợp sau đây:
- ...
- Trường hợp phải áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.
Mặt khác, theo Khoản 2 Điều 58 nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định trường hợp phải chấm dứt việc thi hành án theo Khoản 3 Điều 57 thì trước khi thanh lý hợp đồng, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải thực hiện các nội dung sau đây:
- Ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi các quyết định, thông báo, văn bản về thi hành án chưa thực hiện xong;
- Chuyển toàn bộ hồ sơ thi hành án sang cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự;
- Thông báo bằng văn bản cho đương sự về việc đã chuyển hồ sơ và người yêu cầu thi hành án có quyền tiếp tục yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
=> Như vậy, trường hợp Thừa phát lại muốn áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án thì phải chấm dứt việc thi hành, và chuyển hồ sơ sang cơ quan thi hành án dân sự để tổ chức thi hành theo quy định.
Trên đây là nội dung hỗ trợ!
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật