Thừa phát lại có được áp dụng biện pháp cưỡng chế khi tổ chức thi hành án không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 52 Nghị định 08/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 24/02/2020) quy định khi tổ chức thi hành án, Thừa phát lại không được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 66, Điều 71, Điều 72 của Luật Thi hành án dân sự;
- Sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định tại khoản 9 Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự;
- Xử phạt vi phạm hành chính;
- Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án theo quy định tại Điều 74 của Luật Thi hành án dân sự;
- Yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 75 của Luật Thi hành án dân sự;
- Các quyền yêu cầu Tòa án xác định người có quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ tạm giữ; xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản; giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 68, khoản 3 Điều 69 và khoản 2 Điều 102 của Luật Thi hành án dân sự.
=> Như vậy, căn cứ quy định trên thì mặc dù Thừa phát lại được tổ chức thi hành án dân sự theo yêu cầu của đương sự, nhưng không được áp dụng biện pháp bảo đảm (phong tỏa tài khoản) cũng như biện pháp cưỡng chế để thi hành án.
Trên đây là nội dung hỗ trợ!
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật