Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng được quy định thế nào?

Cho tôi hỏi theo quy định mới điều chỉnh về hoạt động của Thừa phát lại, thì vi bằng phải đảm bảo nội dung và hình thức thế nào? Nhờ hỗ trợ giải đáp. Xin cảm ơn!

Căn cứ Điều 40 Nghị định 08/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 24/02/2020) quy định hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng như sau:

- Vi bằng được lập bằng văn bản tiếng Việt, có nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;

+ Địa điểm, thời gian lập vi bằng;

+ Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;

+ Họ, tên người tham gia khác (nếu có);

+ Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;

+ Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;

+ Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).

- Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự; vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ; số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.

- Kèm theo vi bằng có thể có các tài liệu chứng minh; trường hợp tài liệu chứng minh do Thừa phát lại lập thì phải phù hợp với thẩm quyền, phạm vi theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Nghị định này.

- Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể về mẫu vi bằng.

Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn!

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vi bằng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào