Người lao động “nghỉ ngang” thì phải bồi thường bao nhiêu cho người sử dụng lao động?
Theo Khoản 2 Điều 38 Bộ luật lao động 2012 quy định thời hạn báo trước khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với các loại hợp đồng khác nhau như sau:
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Theo Điều 43 Bộ luật lao động 2012 quy định nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:
1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Theo Khoản 10 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP quy định tiền lương làm căn cứ bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:
Tiền lương làm căn cứ bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định tại Khoản 5 Điều 42 hoặc Khoản 2 Điều 43 của Bộ luật lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người sử dụng lao động hoặc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Dựa vào quy định nêu trên, khi bạn “nghỉ ngang” đã vi phạm quy định về thời hạn báo trước trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tùy thuộc vào loại hợp đồng lao động mà bạn giao kết với công ty, sẽ xác định mức bồi thường khác nhau và dựa trên tiền lương thỏa thuận trong hợp đồng mà hai bên đã giao kết.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật