Văn phòng Thừa phát lại có những quyền và nghĩa vụ nào?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 08/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 24/02/2020) quy định quyền và nghĩa vụ của văn phòng Thừa phát lại như sau:
- Văn phòng Thừa phát lại có các quyền sau đây:
+ Ký hợp đồng lao động với Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ làm việc cho Văn phòng mình;
+ Thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật;
+ Ký hợp đồng, thỏa thuận với người yêu cầu theo quy định của Nghị định này;
+ Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
- Văn phòng Thừa phát lại có các nghĩa vụ sau đây:
+ Quản lý Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ của Văn phòng mình trong việc tuân thủ pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại;
+ Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, báo cáo, thống kê;
+ Niêm yết lịch làm việc, thủ tục, chi phí thực hiện công việc Thừa phát lại, nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở Văn phòng;
+ Thu đúng chi phí đã thỏa thuận với người yêu cầu;
+ Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Thừa phát lại của Văn phòng mình; bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật;
+ Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự trong thời gian tập sự tại Văn phòng mình;
+ Tạo điều kiện cho Thừa phát lại của Văn phòng mình tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại;
+ Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng dịch vụ, hồ sơ nghiệp vụ Thừa phát lại;
+ Lập, quản lý, sử dụng sổ sách, hồ sơ nghiệp vụ và thực hiện lưu trữ theo quy định;
+ Bảo đảm trang phục cho Thừa phát lại của Văn phòng mình theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật