Trong trường hợp nào bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp?
Theo Khoản 2 Điều 29 Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định các trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, cụ thể như sau:
- Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp từ bỏ hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp;
- Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 155 của Luật Sở hữu trí tuệ;
- Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp vi phạm nghiêm trọng các quy định tại khoản 3 Điều 152 và Điều 153 của Luật Sở hữu trí tuệ;
- Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có sai phạm nghiêm trọng trong khi hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, xã hội.
- Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp lợi dụng danh nghĩa đại diện sở hữu công nghiệp để thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 151 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Mặt khác, tại Khoản 6 Điều 29 Nghị định 103/2006/NĐ-CP người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có thể được cấp lại chứng chỉ trong trường hợp bị thu hồi vì vi phạm nghiêm trọng các quy định tại khoản 3 Điều 152 và Điều 153 của Luật Sở hữu trí tuệ; Có sai phạm nghiêm trọng trong khi tiến hành dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, xã hội; Lợi dụng danh nghĩa đại diện sở hữu công nghiệp để thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 151 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Trên đây là các trường hợp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bị thu hồi.
Ban biên tập phản hồi đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật