Trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ về thực hiện công tác dân chủ ở cơ sở giam giữ được quy định ra sao?

Tìm hiểu quy định của pháp luật về công tác tạm giữ, tạm giam, tôi thắc mắc theo quy định mới thì trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ về thực hiện công tác dân chủ ở cơ sở giam giữ được quy định ra sao?

Trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ về thực hiện công tác dân chủ ở cơ sở giam giữ được quy định tại Điều 10 Thông tư 81/2019/TT-BCA (có hiệu lực từ 12/2/2020), cụ thể như sau:

- Thực hiện nghiêm túc quy định của Thông tư này.

- Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệnh Công an nhân dân khi tiếp xúc, làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Phát hiện, kịp thời báo cáo lãnh đạo đơn vị các hành vi vi phạm quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

- Sử dụng trang thiết bị, phương tiện cần thiết để phục vụ công tác theo quy định.

- Tham mưu Thủ trưởng cơ sở giam giữ những nội dung bảo đảm thực hiện dân chủ trong công tác tạm giữ, tạm giam.

- Không tự ý tiếp xúc để lợi dụng vay, mượn, xin, mua, bán hoặc nhận tiền, quà biếu hoặc bớt xén quà của người bị tạm giữ, người bị tạm giam và thân nhân của họ dưới bất kỳ hình thức nào hoặc đưa các đồ vật thuộc danh mục cấm vào cơ sở giam giữ; giúp sức, che giấu cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam và người khác vi phạm nội quy cơ sở giam giữ, làm ảnh hưởng đến công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Thực hiện nghiêm túc quy định về chống tra tấn, truy bức, dùng nhục hình, các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hoặc bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cán bộ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào