Cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thị trường tiền tệ, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản?

Nghị quyết 01/2023/NQ-CP đã nêu ra nhiệm vụ cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thị trường tiền tệ, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản như thế nào? - Câu hỏi của bạn Hữu (Đồng Nai)

Cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thị trường tiền tệ, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản?

Căn cứ theo nhiệm vụ được nêu ra tại tiết a tiểu mục 1 Mục II Nghị quyết 01/2023/NQ-CP quy định về nhiệm vụ cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thị trường tiền tệ, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản như sau:

1. Tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
...
Siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong quản lý tài chính - ngân sách nhà nước; điều hành chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, hiệu quả; triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, kiên quyết cắt giảm các khoản chi thường xuyên không thực sự cần thiết, cấp bách, chậm phân bố, chậm triển khai; rà soát để sớm đưa các nguồn lực chưa khai thác hiệu quả vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; kiểm soát chặt chẽ, an toàn, hợp lý bội chi ngân sách nhà nước; tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước, ưu tiên chi đầu tư phát triển các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, thiết yếu, triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia. Kịp thời hướng dẫn để thực hiện đúng, đủ các chính sách điều chỉnh tăng lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng.
Chú trọng củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế trên cơ sở lành mạnh hoá, tập trung cao độ cho ổn định, phát triển an toàn, bền vững các thị trường tiền tệ, tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản; không để mất an toàn hệ thống; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân, không để bị kích động, lôi kéo, gây mất an ninh trật tự. Rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật, tăng cường giám sát, kiểm tra, đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, định chế tài chính, các thị trường tiền tệ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản, bảo đảm phát triển công khai, minh bạch, an toàn, ổn định, lành mạnh, bền vững.

Theo đó, tại Nghị quyết đã nêu lên nhiệm vụ phải đảm bảo rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật, tăng cường giám sát, kiểm tra, đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, định chế tài chính, các thị trường tiền tệ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản, bảo đảm phát triển công khai, minh bạch, an toàn, ổn định, lành mạnh, bền vững.

Cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thị trường tiền tệ, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản?

Cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thị trường tiền tệ, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản? (Hình từ Internet)

Ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế?

Căn cứ theo nhiệm vụ được nêu ra tại tiết a tiểu mục 1 Mục II Nghị quyết 01/2023/NQ-CP quy định về nhiệm vụ ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế như sau:

1. Tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
a) Theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế, giá cả, lạm phát, thị trường thế giới, trong nước, kịp thời dự báo, cảnh báo rủi ro để có đối sách phù hợp; thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp hài hòa,hợp lý, chặt chẽ với thực hiện chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác. Ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, nâng cao năng lực thích ứng, chống chịu, bảo đảm sự ổn định của hệ thống tài chính, ngân hàng trong mọi tình huống.
Chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời theo quy định pháp luật; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính (TTHC) về thuế, đẩy mạnh điện tử hóa quản lý thuế; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế quản lý thuế, đặc biệt trong một số lĩnh vực, hoạt động sản xuất kinh doanh mới phát sinh trong nền kinh tế số, giao dịch điện tử xuyên biên giới; chống chuyển giá, trốn thuế, quyết liệt thu hồi nợ thuế. Nghiên cứu tiếp tục c thực hiện các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí.

Theo đó, Nghị quyết 01/2023/NQ-CP cũng nêu ra nhiệm vụ cần phải tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Bổ sung khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, bảo đảm thị trường tiền tệ, ngân hàng hoạt động an toàn?

Căn cứ theo nhiệm vụ được nêu ra tại tiết b tiểu mục 1 Mục II Nghị quyết 01/2023/NQ-CP quy định về nhiệm vụ bổ sung khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, bảo đảm thị trường tiền tệ, ngân hàng hoạt động an toàn như sau:

b) Điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Triển khai quyết liệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”; đẩy mạnh xử lý nợ xấu; tập trung triển khai chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền về việc cơ cấu lại, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, bảo đảm ổn định tình hình hoạt động và hỗ trợ các tổ chức tín dụng này từng bước phục hồi. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý đối với các tổ chức tín dụng; trong đó, tiếp tục khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, ổn định mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh; tập trung chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng cường minh bạch trong hoạt động, khắc phục tình trạng sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định, rà soát, xử lý và ngăn ngừa tình trạng sở hữu chéo, cho vay không đúng quy định của pháp luật.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, bảo đảm thị trường tiền tệ, ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh, thông suốt, bền vững. Nghiên cứu, đề xuất luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cùng với việc sửa đổi, hoàn thiện quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng. Thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Tiếp tục triển khai các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số hoạt động ngân hàng để áp dụng các mô hình kinh doanh mới và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công nghệ tiện ích, an toàn đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Theo đó, cần phải đảm bảo rà soát, sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, bảo đảm thị trường tiền tệ, ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh, thông suốt, bền vững trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán năm 2023.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bất động sản

Phạm Văn Quốc

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào