Bị áp dụng biện pháp hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ nhưng vẫn tiếp tục hoạt động ngân hàng thì bị phạt thế nào?

 Hiện nay theo quy định xử phạt hành chính mới trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng thì khi ngân hàng bị áp dụng biện pháp hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ nhưng vẫn tiếp tục hoạt động thì sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Chân thành cảm ơn anh chị.

Mức phạt hành chính đối với hành vi vẫn tiếp tục hoạt động ngân hàng khi bị áp dụng biện pháp hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ được quy định tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi vẫn tiếp tục hoạt động sau khi đã bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 59 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân

Biện pháp khắc phục cho hành vi vi phạm tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định 88/2019/NĐ-CP như sau:

- Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

- Đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi giấy phép

- Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm trên.

Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn thắc mắc.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào