Chủ đầu tư được điều chỉnh dự toán xây dựng khi nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 68/2019/NĐ-CP quy định điều chỉnh dự toán xây dựng như sau:
- Dự toán xây dựng đã phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp:
+ Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng;
+ Thay đổi, bổ sung thiết kế nhưng không trái với thiết kế cơ sở, thiết kế cơ sở điều chỉnh hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán kể cả chi phí dự phòng do điều chỉnh giá theo chỉ số giá tăng so với chỉ số giá tính trong dự phòng trượt giá nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt.
- Dự toán xây dựng điều chỉnh phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Trường hợp dự toán xây dựng điều chỉnh do điều chỉnh giá theo chỉ số giá tăng so với chỉ số giá tính trong dự phòng trượt giá nhưng không làm thay đổi giá trị dự toán xây dựng đã được phê duyệt thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh và phê duyệt sau khi có ý kiến chấp thuận của người quyết định đầu tư. Đối với trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của người quyết định đầu tư thì người quyết định đầu tư phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt điều chỉnh của mình.
Tại Khoản 2 Điều 29 Nghị định 68/2019/NĐ-CP quy định chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau đây:
- ...
- Tổ chức lập dự toán xây dựng, dự toán xây dựng điều chỉnh trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
=> Như vậy, nếu việc điều chỉnh chỉ số giá không làm thay đổi giá trị dự toán xây dựng thì bên bạn là chủ đầu tư sẽ được điều chỉnh và phê duyệt sau khi có ý kiến chấp thuận của người quyết định đầu tư. Trường hợp tăng hoặc giảm giá trị dự toán thì lập dự toán xây dựng điều chỉnh trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
Trên đây là nội dung hỗ trợ.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật