Tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân trong tội phạm xâm hại tình dục được hiểu thế nào?
Căn cứ Khoản 7 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP quy định như sau:
Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân quy định tại khoản 1 Điều 141 và khoản 1 Điều 142 của Bộ luật Hình sự là việc người phạm tội lợi dụng tình trạng người bị hại lâm vào một trong những hoàn cảnh sau đây để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác:
- Người bị hại không thể chống cự được (ví dụ: người bị hại bị tai nạn, bị ngất, bị trói, bị khuyết tật... dẫn đến không thể chống cự được);
- Người bị hại bị hạn chế hoặc bị mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi (ví dụ: người bị hại bị say rượu, bia, thuốc ngủ, thuốc gây mê, ma túy, thuốc an thần, thuốc kích thích, các chất kích thích khác, bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác... dẫn đến hạn chế hoặc mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi).
=> Như vậy, căn cứ quy định trên thì có thể thấy lợi dụng tình trạng không thể tự vệ của nạn nhân là việc nạn nhân không thể chống cự được, bị hạn chế hoặc bị mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi. Các ví dụ kèm theo bạn tham khảo để làm căn cứ.
Trên đây là nội dung hỗ trợ.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật