Trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chi những công việc nào?
Theo Khoản 3 Điều 34 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 (Có hiệu lực từ 01/07/2020) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chi những công việc trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên, cụ thể như sau:
- Đăng ký, quản lý quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị;
- Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đơn vị dự bị động Viên thuộc bộ đội địa phương và huấn luyện tạo nguồn sĩ quan dự bị;
- Bảo đảm trang bị, phương tiện cho chỉ huy động viên; bảo đảm thao trường, bãi tập, doanh trại phục vụ huấn luyện đơn vị dự bị động viên, xây dựng trạm tiếp nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị thuộc bộ đội địa phương;
- Dự trữ vật chất hậu cần, kỹ thuật cho lực lượng dự bị động viên thuộc bộ đội địa phương;
- Bồi thường thiệt hại phương tiện kỹ thuật dự bị và các chi phí khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh huy động phục vụ, huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ;
- Huy động, bàn giao đơn vị dự bị động viên cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân;
- Huy động lực lượng dự bị động viên khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ;
- Trợ cấp cho gia đình quân nhân dự bị trong thời gian quân phân dự bị tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ;
- Thực hiện chế độ, chính sách đối với người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động theo quy định của Luật này;
- Tập huấn, in sổ sách, mẫu biểu, bảo đảm trang bị vật chất cho công tác xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật