Nên hay không xét xử lưu động vụ án hình sự?
Trước hết, xét xử lưu động vụ án hình sự được hiểu là việc tổ chức phiên toà công khai để xét xử bị cáo trong vụ án hình sự tại một địa điểm khác ngoài trụ sở của Tòa án.
Theo Nghị quyết 37/2012/QH13 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm có nêu:
Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo các Tòa án tiếp tục đẩy mạnh việc tranh tụng tại phiên tòa; bảo đảm việc giải quyết, xét xử và ra bản án, quyết định đúng pháp luật, nhất là đối với các vụ án dân sự, hành chính. Nâng tỷ lệ hòa giải thành các vụ việc dân sự và tăng số vụ án hình sự xét xử lưu động...
Theo Nghị quyết 96/2019/QH14 (Có hiệu lực từ 11/1/2020) thì không nhắc đến vấn đề xét xử lưu động.
Dưới góc độ phòng ngừa tội phạm, đây có thể coi là một trong những biện pháp nhằm góp phần hạn chế các nguyên nhân nảy sinh tội phạm thông qua việc tác động vào ý chí của các chủ thể mà trước tiên là bị cáo bị xét xử, hoạt động này có có ý nghĩa giáo dục, phòng ngừa chung trong xã hội.
Trên thực tế việc nên hay không nên xét xử lưu động hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều. Một số quan điểm cho rằng nên chấm dứt vụ xét xử lưu động vì nó gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý bị cáo và gia đình của họ; hơn nữa việc chuẩn bị cho công tác xét xử lưu động gây tốn kém cho phí chuẩn bị, bảo vệ an toàn... nhưng lại chưa thật sự hiệu quả.
Trân trọng!