Thế nào là phạm tội có tính chất loạn luân?

Tôi đang xem các quy định tại Bộ luật hình sự 2015 về các tội xâm phạm thân thể, trong đó các tội về hiếp dâm, cưỡng dâm ... quy định tình tiết tăng nặng định khung là phạm tội có tính chất loạn luận. Tôi được biết loạn luân là phạm tội với những người cùng huyết thống, vậy cụ thể trường hợp nào mới xác định là loạn luân? Nhờ phản hồi sớm.

Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP quy định có tính chất loạn luân quy định tại điểm e khoản 2 Điều 141, điểm a khoản 2 Điều 142, điểm d khoản 2 Điều 143 và điểm a khoản 2 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là một trong các trường hợp sau đây:

- Phạm tội đối với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha;

- Phạm tội đối với cô ruột, dì ruột, chú ruột, bác ruột, cậu ruột, cháu ruột;

- Phạm tội đối với con nuôi, bố nuôi, mẹ nuôi;

- Phạm tội đối với con riêng của vợ, con riêng của chồng, bố dượng, mẹ kế;

- Phạm tội đối với con dâu, bố chồng, mẹ vợ, con rể.

=> Như vậy, phạm tội có tính chất loạn luân không chỉ áp dụng đối với những người có cùng dòng máu về trực hệ, mà còn áp dụng với bà con hai bên nội ngoại và một số trường hợp khác bạn tham khảo cụ thể tại quy định trên.

Trên đây là nội dung hỗ trợ.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Loạn luân

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào