Những trường hợp người lao động được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
Điều 149 Bộ luật lao động quy định: Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong quá trình làm việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Phương tiện bảo vệ cá nhân phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng.
Điều 4 Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 02 năm 2014 hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện cá nhân quy định: Người lao động trong khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, độc hại dưới đây thì được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:
1. Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu.
2. Tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại.
3. Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu:
a) Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại.
b) Phân, nước, rác, cống rãnh hôi thối.
c) Các yếu tố sinh học độc hại khác.
4. Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động, làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động; làm việc trên cao; làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng khí; làm việc trên sông nước, trong rừng hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác.
Căn cứ quy định trên, công ty PQ cần trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm việc thường xuyên tiếp xúc với nước, rác thải cần được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
Thư Viện Pháp Luật