Trong công tác Tòa án năm 2023, xây dựng và hoàn thiện các đề án nào về cải cách tư pháp?
- Xây dựng và hoàn thiện các đề án nào về cải cách tư pháp trong công tác Tòa án năm 2023?
- Yêu cầu về nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ trong công tác Tòa án năm 2023 là gì?
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện ra sao?
Xây dựng và hoàn thiện các đề án nào về cải cách tư pháp trong công tác Tòa án năm 2023?
Theo Mục 4 Chỉ thị 01/2023/CT-BCA có quy định về việc xây dựng và hoàn thiện đề án cách tư pháp như sau:
4. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp; tăng cường xây dựng thể chế, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử:
Chủ động nghiên cứu, tham mưu cho Ban cán sự đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Cụ thể hóa và triển khai trong thực tiễn các đề án về cải cách tư pháp đã được phê duyệt. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các đề án về cải cách tư pháp như: “Đề án hoàn thiện cơ chế quản trị Tòa án, bảo đảm độc lập giữa các cấp xét xử và độc lập của Thẩm phán, Hội thẩm khi xét xử”; “Đề án xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực của cơ quan thực hiện quyền tư pháp đối với các cơ quan thực hiện quyền hành pháp, quyền lập pháp”; “Đề án nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục tư pháp rút gọn; kết hợp các phương thức phi tố tụng tư pháp với các phương thức tố tụng tư pháp”; “Đề án Cải cách thủ tục hành chính tư pháp tại Tòa án nhân dân đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”;...
Đề xuất Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng và ban hành các dự án luật, pháp lệnh quan trọng như: Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; Luật Hội thẩm nhân dân; Luật Tư pháp người chưa thành niên; Pháp lệnh về chi phí tố tụng;... tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất để nâng cao chất lượng xét xử và hiệu quả hoạt động, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ theo yêu cầu của Đảng, Quốc hội.
Khẩn trương hoàn thành dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật được phân công chủ trì soạn thảo hoặc tham gia xây dựng bảo đảm tiến độ, chất lượng; tích cực tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản của các cơ quan có liên quan; không để xảy ra tình trạng chậm, nợ văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật. Đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn xét xử, giải quyết các loại vụ án, xây dựng, ban hành các Nghị quyết, Thông tư hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và giải đáp kịp thời các vướng mắc về chuyên môn, nghiệp vụ. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan rà soát để sửa đổi, bổ sung, ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Bộ luật, Luật, Nghị quyết của Quốc hội bảo đảm các quy định mới được thi hành kịp thời, thống nhất. Các Tòa án cần chủ động tổng hợp những khó khăn, vướng mắc về áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử để đề xuất hướng dẫn áp dụng thống nhất.
Theo đó, cụ thể hóa và triển khai trong thực tiễn các đề án về cải cách tư pháp đã được phê duyệt.
Xây dựng, hoàn thiện các đề án về cải cách tư pháp trong công tác Tòa án năm 2023 bao gồm: “Đề án hoàn thiện cơ chế quản trị Tòa án, bảo đảm độc lập giữa các cấp xét xử và độc lập của Thẩm phán, Hội thẩm khi xét xử”; “Đề án xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực của cơ quan thực hiện quyền tư pháp đối với các cơ quan thực hiện quyền hành pháp, quyền lập pháp”; “Đề án nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục tư pháp rút gọn; kết hợp các phương thức phi tố tụng tư pháp với các phương thức tố tụng tư pháp”; “Đề án Cải cách thủ tục hành chính tư pháp tại Tòa án nhân dân đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”;...
Xây dựng và hoàn thiện các đề án về cải cách tư pháp trong công tác Tòa án năm 2023 (Hình từ Internet)
Yêu cầu về nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ trong công tác Tòa án năm 2023 là gì?
Theo Mục 6 Chỉ thị 01/2023/CT-BCA, việc nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:
- Nâng cao chất lượng đào tạo các chức danh tư pháp trong Tòa án, đặc biệt là các kỳ thi tuyển quốc gia để lựa chọn Thẩm phán, công chức có chức danh tư pháp.
Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho Hòa giải viên. Chú trọng làm tốt công tác đào tạo lý luận chính trị, nghiệp vụ xét xử, bản lĩnh nghề nghiệp và các kiến thức xã hội cho đội ngũ cán bộ, công chức.
- Tiếp tục duy trì, đổi mới hình thức tập huấn, đào tạo trực tuyến gắn với tổng kết thực tiễn xét xử. Đổi mới hoạt động giải đáp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đối với Tòa án các cấp.
Nâng cao chất lượng bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, gắn đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch, sử dụng và yêu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của Tòa án nhân dân. Có cơ chế, giải pháp để động viên cán bộ, công chức, viên chức tự nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ trẻ kế cận.
- Phấn đấu xây dựng Học viện Tòa án trở thành cơ sở đào tạo chất lượng, uy tín hàng đầu của đất nước. Tập trung làm tốt nhiệm vụ chính trị chuyên môn; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh xây dựng văn hóa học đường; xây dựng môi trường sư phạm trong sáng, mẫu mực. Thực hiện đoàn kết nội bộ mà hạt nhân là lãnh đạo, quản lý; lãnh đạo, quản lý phải mẫu mực, làm gương cho cán bộ, viên chức, học viên, sinh viên.
Xây dựng Đề án phát triển giảng viên theo hướng lựa chọn những thủ khoa, học viên xuất sắc để đào tạo trở thành giảng viên; lựa chọn các Thẩm phán giỏi, có kinh nghiệm giảng dạy làm giảng viên kiêm nhiệm.
Chủ động xây dựng các giáo trình chuyên môn hoặc nghiên cứu, lựa chọn các giáo trình phù hợp, có chất lượng để phục vụ giảng dạy. Chọn lọc đơn vị, cơ sở đào tạo uy tín để liên kết đào tạo; nội dung liên kết đào tạo phải thực chất, hiệu quả.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện ra sao?
Liên quan đến việc thực hiện tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thì Mục 7 Chỉ thị 01/2023/CT-BCA có quy định:
- Thực hiện nghiêm Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán; Quy định về xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án. Đề ra giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa các thiếu sót, vi phạm, nhất là các vi phạm có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực. Chú trọng các nội dung thanh tra, kiểm tra.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nội bộ; siết chặt kỷ cương, kỷ luật công vụ; đề cao trách nhiệm người đứng đầu; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức, người có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp; xem xét trách nhiệm đối với người đứng đầu ở những nơi để xảy ra việc Thẩm phán, Thư ký, công chức Tòa án vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Tăng cường hoạt động giám sát Thẩm phán.
Các Tòa án nhân dân tỉnh tăng cường kiểm tra công tác chuyên môn đối với Tòa án nhân dân cấp huyện để kịp thời phát hiện, khắc phục, rút kinh nghiệm những sai sót chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình giải quyết, xét xử các loại vụ việc.
Trân trọng!
Phạm Lan Anh