Tiêu chí đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở

Hỏi: Chị Mai là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã S. Chị có ý kiến, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiều nhiệm vụ, vậy việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở phải căn cứ vào những tiêu chí nào?

Theo quy định tại Điều 5 Quy định được ban hành kèm theo Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ,  có 8 tiêu chí tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, gồm 41 chỉ tiêu với số điểm đánh giá tương ứng sau đây:

a) Tiêu chí về giải quyết các vụ việc hành chính, tư pháp, gồm 12 chỉ tiêu (300 điểm);

b) Tiêu chí về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn gồm 02 chỉ tiêu (50 điểm);

c) Tiêu chí về phổ biến, giáo dục pháp luật, gồm 06 chỉ tiêu (110 điểm);

d) Tiêu chí về trợ giúp pháp lý, gồm 05 chỉ tiêu (100 điểm);

đ) Tiêu chí về thực hiện dân chủ ở xã, phường, gồm 05 chỉ tiêu (130 điểm);

e) Tiêu chí về thiết chế tiếp cận pháp luật của xã hội, gồm 06 chỉ tiêu (130 điểm);

g) Tiêu chí về bộ máy bảo đảm thực hiện thiết chế pháp luật, gồm 02 chỉ tiêu (110 điểm);

h) Tiêu chí về kinh phí và cơ sở vật chất, gồm 03 chỉ tiêu (70 điểm).

Tổng số điểm của các tiêu chí là 1.000 điểm.

Nội dung của 08 tiêu chí tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở được quy định cụ thể tại Phụ lục kèm theo Quy định nêu trên.

Như vậy, để thực hiện đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, Chính phủ có quy định các tiêu chí như trên để đánh giá.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào