Thủ tục miễn nhiệm hòa giải viên lao động

Trình tự, thẩm quyền, thủ tục được tiến hành như thế nào?

Khoản 2, Điều 6, Nghị định 46/2013/NĐ-CP  hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động quy định thẩm quyền, trình tự và thủ tục miễn nhiệm hòa giải viên lao động như sau:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định miễn nhiệm hòa giải viên lao động theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ đơn xin thôi tham gia hòa giải viên hoặc mức độ không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hành vi vi phạm pháp luật của hòa giải viên lao động báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc miễn nhiệm hòa giải viên lao động;

c) Trình tự, thủ tục miễn nhiệm hòa giải viên lao động thực hiện theo quy định tại Điểm d, Điểm đ, Điểm e và Điểm g Khoản 2 Điều 5 Nghị định. Theo đó:

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh miễn nhiệm hòa giải viên lao động, đồng thời gửi Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị miễn nhiệm hòa giải viên lao động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định, đồng thời gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã đề nghị miễn nhiệm hòa giải viên lao động;

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định miễn nhiệm hòa giải viên lao động;

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hòa giải viên lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào