Phân lân có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC bổ sung khoản 3a vào Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng bao gồm:
- Phân bón là các loại phân hữu cơ và phân vô cơ như: phân lân, phân đạm (urê), phân NPK, phân đạm hỗn hợp, phân phốt phát, bồ tạt; phân vi sinh và các loại phân bón khác;
- Thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác, bao gồm các loại sản phẩm đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương, bột tôm, các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm, thủy sản và vật nuôi khác, các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi (như premix, hoạt chất và chất mang) theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 5/2/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi và khoản 2, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- ...
=> Như vậy, căn cứ quy định trên thì các loại phân hữu cơ và phân vô cơ như: phân lân, phân đạm (urê), phân NPK, phân đạm hỗn hợp, phân phốt phát, bồ tạt; phân vi sinh và các loại phân bón khác không phải chịu thuế GTGT. Do đó, việc cơ sở sản xuất khi bán phân cho cơ sở kinh doanh của bạn không tính thuế GTGT là phù hợp.
Trên đây là nội dung hỗ trợ.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật