Đảng viên là công chức, viên chức biệt phái chuyển sinh hoạt đảng tạm thời hay chính thức?

Trường hợp Đảng viên là công chức, viên chức biệt phái phải chuyển sinh hoạt đảng chính thức không hay chuyển sinh hoạt đảng tạm thời? Mong sớm nhận phản hồi. 

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008 và Khoản 2 Điều 36 Luật Viên chức 2010, có quy định về thời hạn biệt phái công chức, viên chức như sau:

Không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.

Như vậy, thời gian biệt phái của công chức, viên chức không quá 3 năm

Và tại Quy định 29-QĐ/TW năm 2016 thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, có quy định về chuyển sinh hoạt đảng chính thức và chuyển sinh hoạt đảng tạm thời như sau:

- Chuyển sinh hoạt đảng chính thức:

Đảng viên được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển công tác sang đơn vị mới, được nghỉ hưu, nghỉ mất sức, thôi việc, phục viên hoặc thay đổi nơi cư trú lâu dài thì trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày quyết định có hiệu lực hoặc thay đổi nơi cư trú phải làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng chính thức.

- Chuyển sinh hoạt đảng tạm thời:

Khi đảng viên thay đổi nơi cư trú, nơi công tác trong thời gian từ 3 tháng đến dưới 1 năm; khi được cử đi học tập trung ở các cơ sở đào tạo trong nước từ 3 tháng đến 2 năm, sau đó lại trở về đơn vị cũ thì phải làm thủ tục giới thiệu sinh hoạt đảng tạm thời từ đảng bộ, chi bộ nơi đảng viên đang sinh hoạt đảng chính thức đến đảng bộ, chi bộ nơi công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới. Trường hợp đặc biệt do Ban Bí thư quy định.

Như vậy, theo quy định trên thì công chức, viên chức là đảng viên mà có thời gian biệt phái dưới 1 năm thì sẽ thực hiện thủ tục chuyển sinh hoạt đảng tạm thời. Còn nếu thời gian biệt phái từ 1 năm trở lên thì phải thực hiện việc chuyển sinh hoạt đảng chính thức.

Đảng viên là công chức, viên chức biệt phái chuyển sinh hoạt đảng tạm thời hay chính thức?

Đảng viên là công chức, viên chức biệt phái chuyển sinh hoạt đảng tạm thời hay chính thức? (Hình từ Internet)

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào