Giá trị tài sản trong hợp đồng khác giá trị thực tế có vi phạm pháp luật không?
Theo Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định điều kiện hợp đồng vô hiệu, cụ thể như sau:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Mặt khác, hành vi trốn thuế là hành vi mà pháp luật nghiêm cấm, theo thông tin bạn cung cấp bạn và anh Vương cùng thỏa thuận giá bán chiếc xe ô tô là 80 triệu, nhưng cả hai bên chỉ đề vào hợp đồng 50 triệu đồng để trốn thuế và lệ phí sang tên (đây là được xem là trốn thuế).
Vậy nên, hợp đồng này bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (theo Điều 123 Bộ luật dân sự 2015).
Nếu bạn đã đi khai thuế và nộp thuế tại cơ quan thuế đối với thu nhập từ việc bán chiếc xe theo quy định pháp luật thì trường hợp này được xem là hành vi trốn thuế và được xử phạt tại Điều 13 Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định: Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu (trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này) hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa hoặc giảm số lượng, giá trị vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm.
Ban biên tập phản hồi đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật