Làm gì khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
Theo Điều 211 Luật doanh nghiệp 2014 quy định các trường hợp các Giấy phép đăng ký kinh doanh bị thu hồi, cụ thể các trường hợp sau:
- Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
- Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 18 của Luật này thành lập;
- Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
- Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 209 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
- Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án.
Mặt khác tại Điều 64 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định các trường hợp mà Phòng đăng ký kinh doanh hủy bỏ quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau:
- Phòng Đăng ký kinh doanh xác định doanh nghiệp không thuộc trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan quản lý thuế đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trước khi Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý đã giải thể của doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Như vậy, nếu doanh nghiệp muốn Phòng đăng ký kinh doanh thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải chứng minh với Phòng đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp bạn không thuộc các trường hợp bị thu hồi.
Ban biên tập phản hồi đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật