Viên chức thành lập doanh nghiệp khi phát hiện xử lý thế nào?
Thứ nhất, quy định về việc thành lập doanh nghiệp của viên chức:
- Căn cứ Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 quy định tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
+ ...
- Theo Điều 14 Luật Viên chức 2010 quy định quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định như sau:
+ Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
Thứ hai, Quy định về xử lý:
Căn cứ 63 Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 20 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP như sau: Trường hợp doanh nghiệp đã đăng ký có cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp: Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân là chủ sở hữu: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký ra thông báo về hành vi vi phạm và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
=> Như vậy, trường hợp bạn đang là giảng viên mà lại thành lập công ty để quản lý là vi phạm quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Do đó, khi bị phát hiện thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty bạn.
Trên đây là nội dung hỗ trợ.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật