Trưởng thôn tham ô 50.000.000 đồng quỹ của nhân dân có bị xử lý hình sự tội tham ô không?
Theo Khoản 2 Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng 2018 quy định:
Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
- Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
- Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Bên cạnh đó tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP quy định trưởng thôn và bí thư chi bộ (bí thư thôn) là chức danh không chuyên trách tại thôn được bầu theo quy định của pháp luật.
Vậy nên, trưởng thôn và bí thư chi bộ được xem là người có chức vụ quyền hạn.
Căn cứ tại Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 quy định chủ thể của tôi tham ô là người có trách nhiệm quyền hạn vậy nên trường thôn, bí thư có những hành vi thuộc vào cấu thành tội tham ô sẽ bị xử lý theo Điều 353 Bộ luật hình sự 2015.
" Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm."
Cho nên, trưởng thôn, bí thư tham ô tài sản (50.000.000 đồng) do nhân dân đóng để làm đường trong thôn sẽ bị phạt từ 2 năm đến 7 năm.
Ban biên tập phản hồi đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật