Năm 2023, Tòa án nhân dân các cấp phải phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu, yêu cầu của Quốc hội cũng như của Tòa án như thế nào?
- Năm 2023, Tòa án nhân dân các cấp phải phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu, yêu cầu của Quốc hội cũng như của Tòa án như thế nào?
- Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, yêu cầu về cải cách tư pháp và công tác Tòa án ra sao?
- Quy định về việc chăm lo công tác xây dựng Đảng, gắn với xây dựng Tòa án nhân dân trong sạch, vững mạnh thế nào?
Năm 2023, Tòa án nhân dân các cấp phải phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu, yêu cầu của Quốc hội cũng như của Tòa án như thế nào?
Căn cứ theo Mục 2 Chỉ thị 01/2023/CT-CA có quy định thì Tòa án các cấp phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu, yêu cầu của Quốc hội cũng như của Tòa án nhân dân, cụ thể như sau:
- Bảo đảm 100% các vụ việc được giải quyết trong thời hạn luật định. Trong đó, giải quyết, xét xử đạt từ 90% trở lên đối với các vụ án hình sự; đạt từ 85% trở lên đối với các vụ, việc dân sự; đạt từ 65% trở lên đối với các vụ án hành chính; đạt từ 99% trở lên đối với các đề nghị xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án; đạt từ 60% trở lên đối với các đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Bảo đảm 100% các bản án, quyết định của Tòa án được ban hành trong thời hạn luật định (bao gồm cả quyết định thi hành án hình sự đối với 100% người bị kết án phạt tù, pháp nhân thương mại bị kết án).
- Bảo đảm 100% quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự không bị hủy, sửa theo thủ tục giám đốc thẩm.
- Hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan; bảo đảm tổng số bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan không vượt quá 1,5% tổng số các loại án đã giải quyết.
- Hòa giải thành, đối thoại thành các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, khiếu kiện hành chính theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính tại Tòa án nhân dân cấp huyện đạt từ 50% trở lên; tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh đạt từ 5% trở lên.
- Tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử ít nhất 02 vụ việc đối với Tòa án nhân dân cấp huyện; 03 vụ việc đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh; 05 vụ việc đối với Tòa án nhân dân cấp cao.
- Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh, cấp cao phải chủ tọa ít nhất 01 phiên tòa rút kinh nghiệm.
- Bảo đảm 100% các bản án, quyết định thuộc trường hợp công bố phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
- Đề xuất bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là nguồn để phát triển thành án lệ ít nhất 01 bản án, quyết định đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự quân khu và tương đương; 03 bản án, quyết định đối với Tòa án nhân dân cấp cao, Vụ Giám đốc kiểm tra thuộc Tòa án nhân dân tối cao.
- Bảo đảm 100% Thẩm phán phải sử dụng, tương tác và đóng góp ít nhất 01 câu hỏi và câu trả lời cho phần mềm Trợ lý ảo.
Theo đó, trong năm 2023, Tòa án các cấp phải phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu, yêu cầu của Quốc hội cũng như của Tòa án theo Mục 2 Chỉ thị 01/2023/CT-CA.
Năm 2023, Tòa án các cấp phải phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu, yêu cầu của Quốc hội cũng như của Tòa án nhân dân như thế nào? (Hình từ Internet)
Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, yêu cầu về cải cách tư pháp và công tác Tòa án ra sao?
Theo Mục 1 Chỉ thị 01/2023/CT-CA có quy định về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, yêu cầu về cải cách tư pháp và công tác Tòa án, cụ thể như sau:
- Quán triệt đầy đủ, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp; Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; Nghị quyết số 96/2019/QH14 về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án; các văn bản, nghị quyết của Đảng, Quốc hội về công tác tư pháp; các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Ban cán sự đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
- Căn cứ các Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch, Chương trình công tác trọng tâm năm 2023 của Ban cán sự đảng và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch khả thi, phù hợp với thực tiễn, có lộ trình, biện pháp cụ thể và tổ chức thực hiện quyết liệt để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác theo yêu cầu của Quốc hội và Tòa án nhân dân tối cao.
Quy định về việc chăm lo công tác xây dựng Đảng, gắn với xây dựng Tòa án nhân dân trong sạch, vững mạnh thế nào?
Tại Mục 5 Chỉ thị 01/2023/CT-CA có nêu về quy định chăm lo công tác xây dựng Đảng, gắn với xây dựng Tòa án nhân dân trong sạch, vững mạnh:
- Tiếp tục thực hiện nghiêm Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải tiên phong, nêu gương trong việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Thường xuyên rèn luyện phẩm chất chính trị, tư tưởng, trau dồi và giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, lối sống, tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân và phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Xây dựng đội ngũ cán bộ Tòa án cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt và bản lĩnh chính trị vững vàng.
- Sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII phù hợp với đặc thù hoạt động của Tòa án. Đổi mới, thực hiện có hiệu quả các giải pháp đột phá trong công tác tổ chức cán bộ. Phối hợp với cơ quan có liên quan hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền thông qua các Đề án liên quan đến Thẩm phán, cán bộ, công chức Tòa án nhân dân.
Hoàn thiện hệ thống các chức danh tương đương và tiêu chuẩn chức vụ, chức danh trong Tòa án. Rà soát và phân bổ lại biên chế Tòa án nhân dân các cấp giai đoạn 2022-2026 theo đúng tiêu chí, trọng tâm là khối lượng công việc và các điều kiện đặc thù khác.
- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện và tổ chức thực hiện các quy định, quy chế trong công tác tổ chức cán bộ, phân cấp quản lý cán bộ phù hợp với quy định mới của Đảng, Nhà nước.
Tiếp tục tổ chức thực hiện thí điểm việc đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức, người lao động trong Tòa án nhân dân; tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm để triển khai thực hiện trong toàn hệ thống. Đẩy mạnh phối hợp với cấp ủy địa phương trong công tác tổ chức cán bộ của các Tòa án.
- Tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác để bổ sung nguồn nhân lực cho các đơn vị có số lượng công việc nhiều; đồng thời bồi dưỡng, rèn luyện đối với cán bộ thuộc diện quy hoạch các chức vụ lãnh đạo và Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp.
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho hệ thống Tòa án theo hướng đủ số lượng, bảo đảm chất lượng và có cơ cấu hợp lý. Xây dựng cơ chế lựa chọn, đào tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài, khuyến khích bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung.
Trân trọng!
Phạm Lan Anh