Cá nhân có được sưu tầm kiếm Nhật để trưng bày tại nhà?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thì:
4. Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
Theo đó, kiếm Nhật được xem là vũ khí thô sơ.
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 25/2012/NĐ-CP (hiệu hiệu lực ngày 30/6/208) thì: "Cá nhân chỉ được sở hữu vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo hoặc được gia truyền theo phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc."
Tuy nhiên quy định này đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 79/2018/NĐ-CP. Theo quy định này đã bỏ quy định cá nhân được sử dụng vũ khí thô sơ để trưng bày, triển lãm.
Tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BVHTTDL-BCA quy định:
1. Đối tượng được trang bị, sử dụng vũ khí thô sơ làm đạo cụ hoặc để trưng bày, triển lãm văn hóa, nghệ thuật bao gồm:
a) Các hãng phim hoạt động theo quy định của Luật Điện ảnh;
b) Bảo tàng công lập và bảo tàng ngoài công lập hoạt động theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
c) Đơn vị biểu diễn nghệ thuật hoạt động theo quy định của pháp luật về biểu diễn nghệ thuật.
Như vậy, các nhân không thuộc đối tượng được trang bị, sử dụng vũ khí thô sơ để trưng bày. Hiện nay pháp luật nghiêm cấm các hành vi mua bán vũ khí trái phép, chỉ có những đối tượng cụ thể mới có thể được mua bán vũ khí và phải được cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu bạn tiến hành mua bán vũ khí tại các chợ tự phát trái phép thì bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc