Vận chuyển hàng đến chậm do tàu bị va đập có chịu trách nhiệm bồi thường không?
Theo Khoản 2 Điều 336 Bộ luật dân sự 2015 quy định quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như sau:
=> Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
- Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
- Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Như vậy, quan hệ này của công ty bạn và công ty bên Singapore thuộc quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nên việc áp dụng luật dể giải quyết theo thứ tự sau:
- Tự các bên lựa chọn luật áp dụng (Pháp luật Việt Nam; Pháp luật Singapore);
- Theo Điều ước quốc tế mà 2 quốc gia của các bên đã ký kết;
- Áp dụng theo luật quốc gia được dẫn chiếu.
Vậy nên, hai bên lựa chọn pháp luật Việt Nam để giải quyết trong trường hộ này thì vụ việc được giải quyết như sau:
Theo Khoản 1 Điều 156 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Nếu các bên không thỏa thuận về cách hiểu về sự kiến bất khả kháng thì sẽ được hiểu theo cách trên, vậy nên khi đâm va tàu làm tàu bị thủng diễn ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì sẽ được được xem là sự kiện bất khả kháng và công ty vận chuyển hàng hóa không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với những tổn thất mà phía Singapore gặp phải (theo Điều 294 Luật thương mại 2005).
Còn nếu, việc đâm va tàu làm tàu bị thủng diễn ra không phải khách quan không thể lường trước được và có thể khắc phục thì đây không được xem là sự kiện bất khả kháng nêu công ty vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho những tổn thất phía Singapore phải chịu (500 triệu VNĐ) theo Điều 303 Luật thương mại 2005.
Trên đây là cách giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật Việt Nam, nếu các bên lựa chọn luật khác để giải quyết thì sẽ tuân theo quy định của nước đó.
Ban biên tập phản hồi đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật