Mua nhà lập vi bằng thì có cần công chứng nữa không?
Giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC, cụ thể:
Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu xét thấy cần thiết, Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại để làm rõ tính xác thực của vi bằng.
Như vậy, vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập theo quy định của pháp luật. Có giá trị ghi nhận lại sự kiện đã diễn ra trên thực tế. Do đó, các bên được Thừa phát lại lập vi bằng, nhưng vi bằng này chỉ ghi nhận việc giao tiền, giao nhận giấy tờ, là chứng cứ để Tòa án xem xét chứ không chứng nhận việc mua bán nhà đất.
Theo quy định tại Luật Nhà ở và Luật Đất đai 2013 thì đối với hợp đồng mua bán bất động sản thì các bên phải lập hợp đồng và hợp đồng đó phải công chứng hoặc chứng thực.
Như vậy, trường hợp bạn mua căn nhà sổ chung thì nói lại với bên bán cần lập hợp đồng và đến văn phòng công chứng để công chứng hợp đồng mua bán thì mới có giá trị.
Trân trọng!