Tổng hợp các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu
Căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định một giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực nếu đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
- Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể
Ngoài ra, nếu các trường hợp giao dịch dân sự luật quy định bắt buộc phải có công chứng, chứng thực thì phải lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực.
Bên cạnh đó hiện nay các trường hợp vô hiệu của giao dịch dân sự cũng được quy định rõ tại Bộ luật dân sự 2015 cụ thể như sau:
- Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;
- Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo;
- Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;
- Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;
- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn;- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
- Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức;
Các nội dung này được quy định từ Điều 123 đến Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Ngoài ra, giao dịch dân sự có thể bị vô hiệu từng phần. Khi đó, một phần của giao dịch dân sự bị vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của những nội dung khác trong giao dịch dân sự.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật