Kết luận giám định rối loạn trầm cảm tái diễn hiện tại giai đoạn nhẹ
Theo Quyết định 4293/QĐ-BYT năm 2019 thì kết luận giám định rối loạn trầm cảm tái diễn hiện tại giai đoạn nhẹ như sau:
1. Kết luận theo tiêu chuẩn y học:
Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán hiện hành của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD-10), căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:
a) Họ và tên;
b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mã bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc?
c) Tiêu chuẩn chẩn đoán:
- Rối loạn lặp đi lặp lại những giai đoạn trầm cảm đã được xác định như giai đoạn trầm cảm nhẹ (F32.0) vừa (F32.1) hoặc nặng (F32.2 và F32.3)
- Trước đó không có giai đoạn độc lập tăng khí sắc và tăng hoạt động có đủ tiêu chuẩn cho một cơn hưng cảm có đủ tiêu chuẩn của một cơn hưng cảm (F30.1 và F30.2) hoặc một cơn hưng cảm nhẹ (F30.0) không phải do tác dụng của thuốc chống trầm cảm gây nên.
- Hiện tại có đủ các triệu chứng của một giai đoạn trầm cảm nhẹ, bao gồm:
+ Phải có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng chính:
▪ Khí sắc trầm
▪ Mất quan tâm thích thú
▪ Mệt mỏi và giảm hoạt động
+ có ít nhất 02 trong số các triệu chứng sau:
▪ Rối loạn giấc ngủ.
▪ Ăn ít ngon miệng.
▪ Giảm sự tập trung và sự chú ý.
▪ Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin.
▪ Có ý tưởng bị tội và không xứng đáng.
▪ Nhìn vào tương lai ảm đạm, bi quan.
▪ Có ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát.
+ Thời gian kéo dài tối thiểu khoảng 2 tuần và phải cách nhau nhiều tháng không có rối loạn khí sắc đáng kể.
+ Có thể có hoặc không có các triệu chứng cơ thể kèm theo.
2. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi:
a) Mất khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi: Rối loạn trầm cảm tái diễn hiện tại giai đoạn nhẹ không làm mất khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi.
b) Hạn chế khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở các vụ việc dân sự): Giai đoạn bệnh tiến triển.
c) Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: Giai đoạn bệnh thuyên giảm và ổn định.
Trên đây là quy định về kết luận giám định rối loạn trầm cảm tái diễn hiện tại giai đoạn nhẹ.
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc