Phương pháp hoạch toán kế toán tăng tài sản hạ tầng giao thông thủy lợi
Theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 3 Thông tư 76/2019/TT-BTC (có hiệu lực ngày 01/01/2020) thì kế toán tăng TSHTGT- TL
(1) TSHTGT- TL tăng do được cơ quan có thẩm quyền giao quản lý:
- Trường hợp ghi chép lần đầu các tài sản hiện được giao quản lý hoặc các tài sản tăng do được giao quản lý mới, căn cứ Báo cáo kê khai lần đầu hoặc Biên bản bàn giao, tiếp nhận TSHTGT- TL, ghi:
Nợ TK 216- TSHTGT- TL
Có TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTGT- TL.
- Trường hợp tăng TSHTGT- TL do đơn vị thực hiện xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng dự án: Khi dự án hoàn thành, căn cứ vào Quyết định phê duyệt dự án hoàn thành (đối với dự án hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán); Biên bản nghiệm thu A-B (đối với dự án hoàn thành chờ phê duyệt quyết toán), ghi:
Nợ TK 241- XDCB dở dang
Có TK liên quan.
Đồng thời, ghi tăng nguyên giá TSHTGT- TL:
Nợ TK 216- TSHTGT- TL (Theo chi phí nâng cấp, mở rộng)
Có TK 241- XDCB dở dang.
Đồng thời, ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSHTGT- TL:
Nợ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (3664- Kinh phí đầu tư XDCB) (nếu TS được nâng cấp, mở rộng bằng tiền NSNN) (Đối với đơn vị HCSN), hoặc
Nợ TK 441- Nguồn vốn đầu tư XDCB (Đối với doanh nghiệp)
Có TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTGT- TL.
- Trường hợp tăng TSHTGT- TL nhận bàn giao từ chủ đầu tư là đơn vị thực hiện nâng cấp, cải tạo, mở rộng dự án, đơn vị nhận bàn giao TSHTGT- TL, căn cứ giá trị nâng cấp, mở rộng đã được bàn giao, ghi:
Nợ TK 216- TSHTGT- TL
Có TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTGT- TL.
(2) TSHTGT- TL tăng do nhận điều chuyển từ cơ quan, đơn vị khác, căn cứ báo cáo kê khai bổ sung TSHTGT- TL, ghi:
Nợ TK 216- TSHTGT- TL (Nguyên giá)
Có TK 218- Hao mòn TSHTGT- TL (Giá trị hao mòn lũy kế) (nếu có)
Có TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTGT- TL (Giá trị còn lại).
Trên đây là quy định về phương pháp hoạch toán kế toán tăng tài sản hạ tầng giao thông thủy lợi.
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc