Trách nhiệm các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2019
Theo Nghị quyết 94/NQ-CP năm 2019 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công thì nội dung này được quy định như sau:
Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương:
- Lập danh mục dự án trọng điểm; phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho từng dự án. Kết quả giải ngân của từng dự án được phân công theo dõi là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2019 của lãnh đạo bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
- Rà soát tình hình thực hiện từng dự án, từ đó phân nhóm các dự án gặp vướng mắc về thủ tục đầu tư, xây dựng, đấu thầu, nhóm các dự án vướng mắc về thủ tục đất đai, giải phóng mặt bằng, nhóm các dự án gặp vướng mắc về kế hoạch vốn và thủ tục giải ngân để kịp thời giải quyết và tháo gỡ.
- Chỉ đạo chủ đầu tư:
+ Khẩn trương triển khai thực hiện dự án sau khi nhận được thông báo chi tiết kế hoạch đầu tư vốn năm 2019.
+ Chủ động có giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, đấu thầu..., đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, dự án. Lựa chọn nhà thầu có đầy đủ năng lực (kỹ thuật và tài chính), kinh nghiệm để triển khai đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng công trình, hàng hóa, dịch vụ.
+ Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, trong thời hạn 04 ngày kể từ ngày có khối lượng được nghiệm thu, làm thủ tục thanh toán ngay với Kho bạc Nhà nước, không dồn vốn vào cuối năm mới thanh toán. Đối với các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, phải khẩn trương hoàn thiện thủ tục phê duyệt quyết toán, giải ngân vốn cho các nhà thầu theo hợp đồng.
+ Trong tháng 11 năm 2019, hoàn thành các thủ tục để thu hồi vốn ứng trước, thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản của các dự án được giao kế hoạch trong năm 2019.
+ Kịp thời gửi hồ sơ các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để Kho bạc Nhà nước thực hiện ghi thu, ghi chi theo quy định.
- Đối với vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn viện trợ không hoàn lại, trường hợp bộ, cơ quan trung ương, địa phương có nhu cầu vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư, có nhu cầu giải ngân vượt kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài được giao hoặc phát sinh khoản vay mới chưa được dự toán, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương gửi báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Trân trọng!