Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án PPP gồm những nội dung gì?
Theo Khoản 1 Điều 29 Nghị định 63/2018/NĐ-CP quy định nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án PPP gồm những nội dung sau:
- Phân tích chi tiết về sự cần thiết đầu tư và lợi thế của việc thực hiện dự án so với hình thức đầu tư khác; tham vấn ý kiến về tác động của việc đầu tư thực hiện dự án của một hoặc các cơ quan, tổ chức sau đây: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đoàn đại biểu quốc hội tỉnh, thành phố nơi thực hiện dự án; hiệp hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực đầu tư;
- Đánh giá sự phù hợp của dự án với lĩnh vực đầu tư; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và địa phương;
- Mục tiêu, quy mô, các hợp phần (nếu có) và địa điểm thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất và các nguồn tài nguyên;
- Thuyết minh yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ để đáp ứng yêu cầu chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp; đánh giá hiện trạng công trình, máy móc, thiết bị, giá trị tài sản (đối với hợp đồng O&M); thiết kế cơ sở theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với dự án có cấu phần xây dựng);
- Hiệu quả kinh tế - xã hội và tác động của dự án đối với môi trường, xã hội và quốc phòng, an ninh.
- Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
- Phương án tài chính của dự án (gồm các nội dung quy định tại điểm g Khoản 3 Điều 18 Nghị định này);
- Khả năng huy động vốn để thực hiện dự án; đánh giá nhu cầu, khả năng thanh toán của thị trường; khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư, bên cho vay đối với dự án;
- Loại hợp đồng dự án;
- Tiến độ, thời hạn hợp đồng dự án; thời gian xây dựng, khai thác công trình; phương án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ;
- Phân tích rủi ro, phân chia trách nhiệm của các bên trong việc quản lý rủi ro phát sinh khi thực hiện dự án;
- Kiến nghị ưu đãi, bảo đảm đầu tư (nếu có);
- Các nội dung cần thiết khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật