Chửi bới con dâu có được xem là hành vi bạo lực gia đình không?

Chào luật sư. Chị tôi lấy chồng được 9 năm sống hòa thuận lắm. Năm nay ông nội chồng chị tôi mất, mẹ chồng chị tôi vô ở chung, cha chồng thường xuyên ra vô khi ông nhậu xỉn thương chửi bới anh chị tôi, mẹ chồng chị tôi bênh vực cha chồng chị tôi và cũng chửi luôn anh chị tôi. Cho tôi hỏi trường hợp trên cha chồng chị tôi có được xem là bạo lực gia đình không và nếu có thì bị xử lý thế nào? Chị tôi hiện giờ đang bị nhồi máu não sức khỏe yếu mà không có ai đứng ra bênh vực hết. Mong Luật sư tư vấn giúp ạ!    

Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
...

=> Như vậy, hành vi của bố chồng chị bạn có thể được xem là hành vi bạo lực gia đình nếu có lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chị bạn.

Khi đó, hành vi này vi phạm quy định tại Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình và bị xử lý như sau:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
...

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

=> Với hành vi của cha chồng chị bạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đồng thời buộc xin lỗi công khai nếu chị bạn có yêu cầu.

Ngoài ra, căn cứ Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

=> Nếu bố chồng chị bạn có hành vi xúc phạm chị bạn nghiêm trọng nếu đủ dấu hiệu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trên đây là nội dung hỗ trợ.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực gia đình

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào