Người gửi được bồi thường bao nhiêu khi ngân hàng phá sản?
- Theo Điều 152 Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 quy định phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt như sau:
+ Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 147a hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a, khoản 4 Điều 149d, khoản 7 Điều 151a hoặc khoản 7 Điều 151d của Luật này khi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt lâm vào tình trạng phá sản.
+ Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương phá sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a, khoản 4 Điều 149d, khoản 7 Điều 151a, khoản 7 Điều 151d của Luật này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 147a của Luật này.
- Theo Quyết định 21/2017/QĐ-TTg quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm như sau:
Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75.000.000 đồng (bảy mươi lăm triệu đồng).
=> Như vậy, về nguyên tắc khi ngân hàng phá sản thì sẽ thực hiện thủ tục phá sản như doanh nghiệp, nếu còn tiền thì sẽ thanh toán, hết thì xem như người gửi mất, thông thường nếu đã tới phá sản thì sẽ không đủ khả năng thanh toán cho người gửi. Tuy nhiên, người gửi là cá nhân sẽ được bảo hiểm trả tối đa 75.000.000 đồng đối với mọi khoản tiền gửi.
Trên đây là nội dung hỗ trợ.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật