Rủi ro gì khi làm thẻ ATM giùm người khác?
Theo quy định tại Thông tư 19/2016/TT-NHNN thì Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các Điều kiện và Điều Khoản được các bên thỏa thuận.
Các hành vi bị nghiêm cấm:
1. Làm, sử dụng, chuyển nhượng và lưu hành thẻ giả.
2. Thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện để người khác thực hiện các hành vi giao dịch thẻ gian lận, giả mạo; giao dịch thanh toán khống tại ĐVCNT (không phát sinh việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ).
3. ĐVCNT thu phụ phí hoặc phân biệt giá khi chủ thẻ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ.
4. Lấy cắp, thông đồng để lấy cắp thông tin thẻ; Tiết lộ và cung cấp thông tin thẻ, chủ thẻ và giao dịch thẻ không đúng quy định của pháp luật.
5. Xâm nhập hoặc tìm cách xâm nhập trái phép, phá hủy chương trình hoặc cơ sở dữ liệu của hệ thống phát hành, thanh toán thẻ, chuyển mạch thẻ, bù trừ điện tử giao dịch thẻ.
6. Sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch cho các Mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Không nên tiết lộ thông tin cá nhân cũng như làm thẻ ATM giúp trong trường hợp này vì người thuê bạn có thể sử dụng thẻ ATM đó để làm chuyện phi pháp.
Mở thẻ xong, ngân hàng sẽ gửi thông tin cá nhân về địa chỉ mail, số điện thoại đăng ký. Từ đó, những người thuê này có thể đổi mật khẩu trên trang điện tử và thực hiện các giao dịch chuyển tiền không rõ nguồn gốc. Nếu có chuyện phi pháp thì công an sẽ tìm kiếm chủ thẻ là chính bạn.
Nếu xảy ra trường hợp thực hiện các giao dịch chuyển tiền không rõ nguồn gốc thì chủ thẻ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, chứ không phải người thuê.
Do đó, bạn cần liên lạc với ngân hàng ngay thông qua tổng đài chăm sóc khách hàng để thông báo về việc chấm dứt sử dụng dịch vụ/ngưng thực hiện các giao dịch liên quan đến thẻ ATM. Sau đó, bạn cần đến trực tiếp chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng nơi mình làm thẻ để hủy thẻ đó.
Trân trọng!