Cán bộ tham gia kháng chiến chống Pháp được công nhận là liệt sĩ thì thời gian để tính khen thưởng thành tích chống Pháp, chức vụ xét khen thưởng như thế nào?

Bà Võ Thị Như Ngọc, trú tại số 1025/17H, đường Cách mạng Tháng Tám, phường 7, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh và một số cán bộ hưu trí Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, hỏi: Cán bộ tham gia kháng chiến chống Pháp được công nhận là liệt sĩ thì thời gian để tính khen thưởng thành tích chống Pháp, chức vụ xét khen thưởng như thế nào? Hồ sơ khen thưởng trình ở đâu?

Theo quy định tại điểm 2, khoản 10, Mục III, Thông tư số 15-TTg ngày 12-01-1961 của Phủ Thủ tướng (nay là Chính phủ) thì:

“Riêng đối với tử sĩ và liệt sĩ thì xét khen thưởng như sau: Thời gian hoàn thành chức trách và thâm niên phục vụ kháng chiến được tính đến ngày 20-7-1954.”

Và theo Hướng dẫn số 113/VHC ngày 26-5-1982 của Viện Huân chương (nay là Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) tại điểm b, c, khoản 1, Mục II thì:

- Đối với những người tham gia công tác ở xã đến ngày 20-7-1954, sau đó đi công tác thoát ly khỏi xã thì do xã (nơi lập thành tích) xét và đề nghị khen thưởng;

- Đối với những người tham gia công tác ở xã rồi thoát ly trước ngày 20-7-1954 nay công tác nơi nào, thì nơi đó xét và đề nghị khen thưởng.

Theo quy định trên thì thời gian để tính khen thưởng thành tích chống Pháp đối với liệt sĩ được tính từ lúc tham gia kháng chiến đến ngày 20-7-1954, chức vụ để xét khen thưởng là chức vụ lúc hy sinh; hồ sơ khen thưởng trình nơi cá nhân đó tham gia kháng chiến chống Pháp trước lúc hy sinh. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A, cán bộ Ủy ban hành chính huyện Ninh Phước, tham gia kháng chiến chống Pháp từ tháng 8-1945 đến tháng 2-1947 thì hy sinh, nay gia đình ông chuyển về sinh sống tại TP.Hồ Chí Minh thì hồ sơ khen thưởng kháng chiến chống Pháp đối với ông A trình tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cán bộ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào