Doanh nghiệp khi phá sản có phải thanh toán các khoản nợ BHXH chưa đóng không?
Theo Khoản 1 Điều 4 Luật phá sản 2014 quy định thứ tự phân chia tài sản của doanh nghiệp khi phá sản như sau:
- Chi phí phá sản;
- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
- Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Bên cạnh đó, tại Điểm 3.2 Khoản 3 Điều 46 Nghị quyết 595/NQ-BHXH năm 2017 quy định:
Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.
Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.
Như vậy, trong quy định thứ tự thanh toán tài sản khi phá sản của doanh nghiệp là các khoản BHXH đối với người lao động. Vậy nên khi phá sản thì doanh nghiệp phải đóng đủ số tiền nợ BHXH bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định.
Nếu như tài sản không đủ để thanh toán các khoản BHXH đang nợ thì người lao động chỉ nhận được sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
Ban biên tập phản hồi đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật