Nghiên cứu hồ sơ và báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ để xem xét kháng nghị giải quyết phá sản

Xin chào ban biên tập, cho tôi hỏi việc nghiên cứu hồ sơ và báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ để xem xét kháng nghị giải quyết phá sản được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 16 Quyết định 435/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định nghiên cứu hồ sơ và báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ để xem xét kháng nghị giải quyết phá sản như sau:

- Khi nghiên cứu hồ sơ vụ việc phá sản, công chức kiểm sát chặt chẽ việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết phá sản của người tiến hành thủ tục phá sản và người tham gia thủ tục phá sản; xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, điều kiện nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, thẩm quyền giải quyết của Tòa án; kiểm tra, đánh giá khách quan, toàn diện tài liệu, chứng cứ, việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ.

- Trường hợp phát hiện Tòa án chưa thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc phá sản đúng pháp luật thì công chức báo cáo, đề xuất Lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ cung cấp theo quy định tại Điều 7 Luật Phá sản để thực hiện quyền kiến nghị hoặc kháng nghị.

- Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ việc, công chức xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ việc trình Lãnh đạo Viện kiểm sát. Báo cáo phản ánh đầy đủ, trung thực, khách quan vụ việc. Ngoài phần mở đầu, báo cáo phải có các nội dung sau:

+ Tư cách pháp lý của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 5 Luật Phá sản; tài liệu, chứng cứ do người yêu cầu mở thủ tục phá sản cung cấp; quan điểm của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, tài liệu, chứng cứ do doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản cung cấp; quan điểm và tài liệu, chứng cứ do người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cung cấp (nếu có); tài liệu, chứng cứ do Tòa án hoặc Viện kiểm sát thu thập.

+ Ý kiến của công chức nghiên cứu hồ sơ nhận xét, đánh giá việc tiến hành thủ tục giải quyết vụ việc phá sản; việc thu thập tài liệu, chứng cứ, áp dụng pháp luật của Tòa án; ý kiến đánh giá về chứng cứ, đề xuất của công chức về việc kháng nghị.

+ Ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo đơn vị, Lãnh đạo Viện kiểm sát.

- Báo cáo được lưu vào hồ sơ kiểm sát. Người nghiên cứu hồ sơ phải ký nháy vào cuối mỗi trang và ký, ghi rõ họ tên vào cuối báo cáo.

Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phá sản doanh nghiệp

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào