Dựng tác phẩm văn học thành phim có phải trả nhuận bút, thù lao?

 Đối với những tác phẩm văn học được một số đạo diễn chọn và dựng thành phim thì có được trả tiền nhuận bút thù lao không?

Theo quy định tịa Khoản 6 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có quy định 10 trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố mà không cần phải xin phép, trả tiền cho tác giả bao gồm:

- Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

- Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

- Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

- Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

- Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

- Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

- Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

- Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

- Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

- Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

=> Như vậy, đối với những trường hợp sử dụng tác phẩm đã được công bố mà không phải xin phép cũng không phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả khi sử dụng tác phẩm đó vào mục đích thương mại. Còn đối với việc dựng phim đối với những tác phẩm văn học ít hay nhiều đều có mục đích thương mại, vậy nên đạo diễn phải trả xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả tác phẩm văn học đó.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tác phẩm văn học

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào