Quan hệ của Viện kiểm sát với công dân theo quy chế trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
Quan hệ của Viện kiểm sát với công dân theo quy chế trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân quy định tại Điều 7 Quyết định 757/QĐ-VKSTC năm 2008, cụ thể như sau:
Viện kiểm sát nhân dân các cấp phải bố trí phòng tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và phân công cán bộ, công chức có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân để tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn, thư, ý kiến phản ánh của công dân bảo đảm dân chủ, công khai theo đúng quy đinh của pháp luật và quy chế của Ngành.
Đối với các việc công dân khiếu nại, tố cáo, phản ánh về vi phạm trong hoạt động nghiệp vụ của Viện kiểm sát nhân dân như: Kiểm sát khởi tố bị can, bắt giam, giữ oan, sai...hoặc về sai phạm của cán bộ, công chức ngành Kiểm sát trong quá trình thi hành công vụ phải được xem xét, giải quyết khách quan, kịp thời, chính xác và trả lời cho người khiếu nại, tố cáo biết theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức khi tiếp công dân phải có thái độ lịch sự, đúng mực; có trách nhiệm hướng dẫn, giải thích về những vấn đề thuộc phạm vi giải quyết của cơ quan, đơn vị; nếu nội dung khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn, trả lời để công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân các cấp có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật và quy chế của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Những vấn đề cần giải quyết tiếp, lãnh đạo phải giao cho các đơn vị hoặc cán bộ, công chức có trách nhiệm để triển khai thực hiện. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Thủ trưởng các đơn vị thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý đối với những cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, vi phạm trong việc tiếp và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật