Xử lý tài sản không có người thừa kế như thế nào?
Theo quy định tại Điều 622 và Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
"Điều 622. Tài sản không có người nhận thừa kế
Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.
Điều 623. Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế."
Trong trường hợp này, trước tiên UBND xã, phường nơi bạn của bạn cư trú niêm yết thông báo để bà con của cụ bà (nếu có) là những người có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật được biết về di sản của bà cụ để lại. Thời hiệu để những người này yêu cầu xác nhận quyền thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm bà cụ mất, họ có quyền được hưởng di sản của bà cụ nếu không thuộc các trường hợp không có quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015.
Trong trường hợp không có người thừa kế theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, hoặc có nhưng từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản như chi phí mai táng, bảo quản di sản, bán đấu giá tài sản,... sẽ thuộc về Nhà nước theo quy định tại Điều 622 Bộ luật dân sự 2015.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc