Yêu cầu Thẻ an toàn và huấn luyện đối với người lao động leo cao (nhóm 3)

Xin chào, hiện tôi đang là chủ thầu, dẫn dắt anh em làm hồ. Nhờ anh chị hỗ trợ giúp tôi, đối với những người lao động phải thực hiện những công việc trên cao thì có yêu cầu về huấn luyện gì không? Nếu có thì thời gian và nội dung huấn luyện như thế nào?      

Cơ sở pháp lý: Thông tư 13/2016/TT-BLĐTBXH, Luật an toàn vệ sinh lao động 2015, Nghị định 44/2016/NĐ-CP.

Mục 7 Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động ban hành kem theo Thông tư 13/2016/TT-BLĐTBXH quy định bao gồm:

Các công việc làm việc trên cao cách mặt bằng làm việc từ 2 mét trở lên, trên sàn công tác di động, nơi cheo leo nguy hiểm.

Theo đó, căn cứ Khoản 2 Điều 14 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 và Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định lao động có yêu cầu nghiệm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thì phải trải qua huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, cụ thể:

- Người sử dụng lao động tổ chức huấn luyện cho người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc này.

- Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:

Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Như vậy, người lao động làm công việc leo cao phải được huấn luyện an toàn lao động.

Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động phải leo cao được quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

- Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;

- Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm; quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.

Về thời gian huấn luyện: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra (Khoản 3 Điều 19 Nghị định 44/2016/NĐ-CP)

Sau hoàn thành khóa huấn luyện và kiểm tra đạt yêu cầu sẽ được cấp Thẻ an toàn (Điểm a Khoản 2 Điều 24 Nghị định 44/2016/NĐ-CP)

Thời hạn thẻ an toàn lao động: 2 năm (Khoản 1 Điều 25 Nghị định 44/2016/NĐ-CP)

Trên đây là nội dung tư vấn về yêu cầu đối với người lao động leo cao.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào