Quyền hạn của hội thẩm nhân dân trong hội đồng xét xử sơ thẩm

Tôi thấy thông thường khi xét xử một vụ án dân sự sơ thẩm thì sẽ có 01 thẩm phán và 02 hội thẩm nhân dân, Trường hợp 02 hội thẩm nhân dân cùng theo một hướng và thẩm phán theo một hướng thì bản án sẽ tuyên theo hướng nào? Nếu tuyên theo hướng hội thẩm nhân dân thì có thấu tình đạt lý không, vì hội thẩm thì không học luật, xử theo tình người nhiều hơn là nghiêng về lý.

- Căn cứ Điều 11 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

+ Việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

+ Khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án dân sự, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.

- Mặt khác tại Điều 64 quy định trên quy định Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự gồm ba Thẩm phán, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

=> Như vậy, theo quy định pháp luật thì hội thẩm nhân dân và thẩm phán ngang quyền nhau trong hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, do đó nếu 02 hội thẩm nhân dân có quyết định khác với thẩm phán thì bản án cũng phải tuyên theo số đông. Tuy nhiên, pháp luật cho phép các bên kháng cáo để được xét xử phúc thẩm trong một thời gian hợp lý, và khi đó toàn bộ thành viên hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ là thẩm phán thì khi đó bản án được tuyên sẽ có giá trị pháp lý cao và đảm bảo quyền lợi cho các bên.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội thẩm nhân dân

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào