Tiền bồi thường 5 tháng tiền lương có phải tính thuế thu nhập cá nhân không?
Khoản 1 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 quy định các thu nhập không phải là thu nhập tính thuế như sau:
"Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ."
Như vậy, các trợ cấp thất nghiệp mà công ty chi trả cho người lao động đó không được xem là thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân.
Bên cạnh theo Khoản 3 Điều 12 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định các khoản bồi thường được miễn thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:
- Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe;
- Thu nhập từ tiền bồi thường tai nạn lao động;
- Thu nhập từ bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
- Thu nhập từ bồi thường Nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật về bồi thường Nhà nước;
- Thu nhập từ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ Luật dân sự.
Như vậy, việc bồi thường thiệt hại do chấm dứt hợp đồng lao động trái luật là 01 loại bồi thường trong hợp đồng, nên khoản tiền được bồi thường này không được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Vậy nến, số tiền để tính thuế thu nhập cá nhân đối với 5 tháng tiền lương được tinh như sau:
Số tiền chịu thuế TNCN = 5 tháng tiền lương - tiền trợ cấp mất việc làm.
Ban biên tập phản hồi đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật