Hội đồng xử lý kỷ luật đối với học sinh và giáo viên có giống nhau không?
Tại Khoản 2 Điều 21 Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có quy định.
2. Hội đồng kỷ luật
a) Hội đồng kỷ luật được thành lập để xét hoặc xoá kỷ luật đối với học sinh theo từng vụ việc. Hội đồng kỷ luật do Hiệu trưởng quyết định thành lập và làm Chủ tịch. Các thành viên của Hội đồng gồm: Phó Hiệu trưởng, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có), giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh phạm lỗi, một số giáo viên có kinh nghiệm giáo dục và Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của trường;
b) Hội đồng kỷ luật được thành lập để xét và đề nghị xử lí kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, viên chức khác theo từng vụ việc. Việc thành lập, thành phần và hoạt động của Hội đồng này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
=> Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng kỷ luật của nhà trường được thành lập khi có học sinh hoặc cán bộ, giáo viên, viên chức của nhà trường bị đề nghị xử lý kỷ luật. Về bản chất Hội đồng kỷ luật nhà trường là giống nhau nhưng thành viên Hội đồng của 2 trường hợp này là khác nhau. Đối với học sinh có quy định cụ thể về thành viên. Còn đối với các đối tượng khác thì chưa có quy định cụ thể bạn nhé.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật