Say rượu đâm người khác nhưng bản thân bị gãy tay có được yêu cầu bồi thường không?
Căn cứ vào Khoản 6 Điểm a Khoản 8 Điểm b và Điểm d Khoản 12 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì :
Nếu bạn lái xe trong tình trạng say rượu thì mức phạt được quy định như sau:
- Nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bạn sẽ bị xử phạt ở mức từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
- Nếu trong trường hợp bạn lái xe trong tình trạng say rượu mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bạn sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 03- 05 tháng.
Về việc bạn có được quyền yêu cầu người lái xe ô tô bồi thường hay không :
Trong trường hợp này bạn không có quyền yêu cầu bồi thường. Căn cứ vào khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 thì:
" Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. “
Theo đó, bạn không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại mà người có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại chính là người chủ của chiếc xe ô tô do bạn đâm vào. Bởi vì người lái xe ô tô không có bất kì hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của bạn.
Thậm chí, trong trường hợp này, nếu chiếc xe ô tô bị hỏng hóc mà người lái xe ô tô có yêu cầu bồi thường thì bạn có thể phải bồi thường thiệt hại theo căn cứ tại Khoản 1 Điều 596 Bộ luật dân sự năm 2015 :
" Điều 596. Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra
1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường. ”
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật