Quy định về đóng đường chạy tàu sau khi đã làm thủ tục đóng đường gửi tàu

Tôi đang tìm hiểu về quy chuẩn chạy tàu và công tác dồn đường sắt. Cho tôi hỏi quy định về đóng đường chạy tàu sau khi đã làm thủ tục đóng đường gửi tàu được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 37 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2011/BGTVT về chạy tàu và công tác dồn đường sắt thì:

Sau khi đã làm thủ tục đóng đường gửi tàu, nếu xét thấy tàu không chạy được trong 20 phút hoặc cần cho tàu khác chạy thì giải quyết như sau:

1. Trường hợp chưa mở tín hiệu ra ga: Trực ban chạy tàu ga gửi tàu không phải hủy bỏ thủ tục đóng đường mà chỉ làm thủ tục cho tàu khác chạy nhưng phải được sự đồng ý của Nhân viên điều độ chạy tàu và Trực ban chạy tàu ga đón tàu;

2. Trường hợp đã mở tín hiệu ra ga. Trực ban chạy tàu ga gửi tàu đóng tín hiệu ra ga, ấn nút trở ngại trên đài khống chế để hủy bỏ thủ tục đóng đường, phục hồi máy đóng đường của hai ga về trạng thái bình thường, rồi báo cho Trực ban chạy tàu ga đón tàu và Nhân viên điều độ chạy tàu biết;

3. Trực ban chạy tàu hai ga phải ghi việc hủy bỏ thủ tục đóng đường vào sổ nhật ký chạy tàu và sổ kiểm tra thiết bị chạy tàu.

Trên đây là quy định về đóng đường chạy tàu sau khi đã làm thủ tục đóng đường gửi tàu.

Trân trọng!

Hồ Văn Ngọc

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào