Căn cứ xác định tài sản riêng
Theo quy định tại Điều 32, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì,
“1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.
2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.”
Như vậy, nếu nhà và xe thuộc tài sản của chị Hạnh mà không nhập vào tài sản chung của hai vợ chồng thì đó là tài sản riêng của chị Hạnh. Theo quy định tại, Điều 33, Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 thì:
“1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
2. Vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng; trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không uỷ quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó.
3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng.
5. Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thoả thuận của cả vợ chồng.”
Việc chồng chị Hạnh làm ăn, kinh doanh riêng thì không thể dùng tài sản riêng của vợ để trả nợ nếu không được sự chấp thuận và đồng ý. Đồng thời, trong trường hợp này, nếu nhà đất và xe đứng tên quyền sở hữu của chị Hạnh nhưng chồng đem bán là hành vi trái pháp luật.
Thư Viện Pháp Luật